Bài viết giới thiệu khái niệm Copy trade là gì, đồng thời cung cấp tất cả thông tin khách quan nhất để so sánh liệu đây có phải là hình thức đầu tư an toàn. Ngoài ra, nội dung còn hướng dẫn trader 11 tiêu chí để quyết định chọn 1 người sao chép giao dịch để bảo vệ vốn an toán nhất, cũng như tối ưu lợi nhuận.

Bạn đang tìm kiếm Hệ thống kiến thức để trở thành Pro Trader?

Copy trade là gì?

Copy trade, hay copy trading là hình thức cho phép các trader trên thị trường tài chính đươc tự động sao chép các vị trí được mở mà được quản lý bởi một trader chuyên nghiệp khác, thường là trong các nền tảng của mạng lưới giao dịch xã hội (“social trading”).

Bất kỳ hành động giao dịch nào được thực hiện bởi trader chuyên nghiệp như là mở lệnh, stop loss , đóng lệnh, chốt lời, cắt lỗ, v.v… đều sẽ được thực hiện trong tài khoản của người sao chép theo tỷ lệ giữa hai tài khoản.

Trader thực hiện sao chép thường sẽ có khả năng ngắt kết nối các giao dịch được sao chép, hoặc huỷ mối quan hệ sao chép hoàn toàn với trader chuyên nghiệp và tự mình quản lý tài khoản sau khi đã có được kinh nghiệm copy trade.

Copy trading được phát triển từ giao dịch tự động từ thời 2005, mà lúc bấy giờ còn được gọi là giao dịch thuật toán. Tradency từng là một trong những người đầu tiên đề xuất được gọi là Mirror Trader. Đây là một hệ thống giao dịch tự động nơi các nhà giao dịch chia sẻ lịch sử giao dịch của riêng họ mà những người khác có thể theo dõi.

Mãi đến năm 2010, thì tính năng này ngày càng phổ biến trong các nhà môi giới giao dịch tài chính trực tuyến như một cách để cho phép các trader nào ít kinh nghiệm được hưởng lợi từ các quyết định giao dịch của các trader chuyên nghiệp và thành công.

Ví dụ cụ thể về 1 giao dịch copy:

  • Tài khoản A có tổng cộng là 10,000 USD và giao dịch lời thành 15,000. Tài khoản B copy theo tài khoản A và có số vốn tương tự là 10,000 USD thì cũng sẽ có lời là 15,000 USD
  • Tài khoản C cũng copy nhưng vốn chỉ có 1,000 thì cũng sẽ có lời, nhưng chỉ lời 1,500 USD.

>>> Những câu hỏi phổ biến khi giao dịch HFM trading

Copy trade hoạt động như thế nào?

Hầu hết các nền tảng sao chép copy trading đều hiển thị lịch sử hoạt động của người cung cấp tín hiệu giao dịch. Tất cả số liệu thống kê của các trader, trừ số tiền đầu tư, đều được hiển thị trên màn hình.

Một số nền tảng giao dịch cũng cung cấp 2 tùy chọn: theo dõi hoặc sao chép. Nếu trader chọn theo dõi thì sẽ nhận được cập nhật từng giao dịch mà trader chuyên nghiệp thực hiện, hoạt động khá giống Twitter.

Mặt khác nếu ta chọn sao chép copy trading, các giao dịch sẽ được auto sao chép tự động. Trader không cần mở máy tính trong lúc sao chép. Khi ta chọn sao chép từ trader chuyên nghiệp khác, đầu tiên ta cần chọn số tiền mà mình muốn ủy thác cho trader đó.

Nếu ta muốn phân bổ 1000 đô la, điều đó có nghĩa là trader chuyên nghiệp có thể tùy ý giao dịch 1000 đô ấy theo ý họ. Nếu trader chuyên nghiệp vào vị thế giao dịch với 10% vốn của họ thì việc tương tự cũng xảy ra trên khoản tiền ủy thác chúng ta.

Các giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức trên cả tài khoản sao chép lẫn tài khoản cho tín hiệu, tương tự các giao dịch thắng thua cũng được ghi lại trên tài khoản. Ngoài ra, ta còn có thể phổ số tiền cụ thể cho từng nhà giao dịch dựa trên hiệu suất giao dịch của họ.

Khi chọn người để copy trade, nền tảng sẽ hỏi chúng ta có thực sự muốn sao chép các tín hiệu giao dịch hiện tại hay không. Đây là yếu tố thận trọng. Tốt nhất ta nên xem xét lịch sử của người trader chuyên nghiệp một cách kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Nếu họ có một số tín hiệu mở đang thực hiện, thì việc ta lựa chọn sai điểm vào khi sao chép lúc lệnh đang chạy gây ra việc vào lệnh trễ.

Giải pháp ở đây là ta có thể bỏ vài lệnh cũ nếu đó là những lệnh sẽ kết thúc trong ngắn hạn và bạn hoàn toàn có thể chọn việc chỉ sao chép những lệnh giao dịch mới.

Tại sao người ta lại tìm đến copy trade nhiều như vậy?

Để hiểu được điều này thì ta phải đi sâu xa hơn về bản chất của Forex và lý do mọi người đổ dồn về công cụ tài chính này.

Tương tự như bao công cụ tài chính khác, Forex là nơi con người ta sử dụng như một cách để đa dạng kênh thu nhập của mình, hoặc đơn giản là đầu tư lâu dài cho tiền nhàn rỗi. Mục đích cuối cùng là tiền và lợi nhuận.

Đáng tiếc là thị trường thì tàn khốc, 90% người mới nhảy vào thì cháy tài khoản đau đớn, 10% thắng còn lại là số ít các trader chuyên nghiệp, trader có thông tin bên trong, nhà cái hoặc cá mập thị trường. Trader muốn chuyển từ vị trí 90% qua phía 10% đó đòi hỏi phải sở hữu được 3 thứ: kiến thức, kinh nghiệm và thời gian.

Đương nhiên là không phải ai cũng có được cả ba điều này. Đôi khi thứ duy nhất mà phần đông ai cũng có lại là tiền và vốn đầu tư. Thế thì đâu là giải pháp cho họ?

Câu trả lời là Copy trade.

Thay vì bỏ nhiều năm ra để trao dồi kiến thức, ngốn thời gian để rút kinh nghiệm thì người ta chỉ cần tìm hiểu cách như thế nào để copy trade cho thật tốt. Vừa đỡ tốn sức, vừa vui lòng đôi bên. Nhà đầu tư chỉ cần tìm hiểu nền sản social trading nào uy tín, trader nào giao dịch chuẩn chỉnh với phương pháp đáng tin cậy, và vân vân. Sau đó, việc giao dịch để copy trading lo.

Tất cả những điều vừa nói trên chính là bản chất của Copy trade.

>>> Hướng dẫn mở tài khoản sàn HFM mới nhất

Copy trade có phải kênh đầu tư nhàn tỗi tốt nhất?

Để trả lời câu hỏi này ta phải so sánh nó với một số kênh đầu tư phổ biến khác.

1. Copy trading So với tiền gửi tiết kiệm ngân hàng

Cứ lấy trung bình lãi suất ở Việt Nam là 7%/năm, chưa tính các vấn đề lạm phát và tốc độ tăng giá tiêu dùng hàng năm. Số tiền thực nhận lại từ tiền gửi tiết kiệm thật sự là không nhiều.

Phần đông những người không quan tâm về tài chính và dòng tiền sẽ thường nghĩ khi có một số tiền lớn họ chỉ cần gửi ngân hàng và lấy tiền lãi để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Sự thật thì hà khắc hơn nhiều. Cứ lấy những quốc gia siêu lạm phát như Venezuela hay Zimbabue làm ví dụ, ta có thể nhận ra ngay giá trị của tiền mặt mông lung đến dường nào.

Tiền gửi tiết nghiệm ngân hàng có thể gọi là an toàn, nếu tất cả các yếu tố kinh tế, chính trị của đất nước nó bình ổn. Nhưng không ai có thể nói trước được tương lai, và đó là chưa kể đến vấn đề tiền trượt giá.

Riêng Copy trade, có phần rủi ro hơn, nhưng sẽ cho phép người ta chủ động hơn với tiền đầu tư của mình.

2. Copy trading So với đầu tư bất động sản

Khách quan mà nói, Việt Nam trong khoảng 5 năm đổ lại đây thị trường bất động sản dậy dóng hơn bao giờ hết. Đầu tư dài hạn có, lướt sóng có. Căn bản là số lượng người có tiền lại có nhiều tiền hơn từ bất động sản là rất khá. Thời hoàng kim, lợi nhuận từ đầu tư bất động sản mang về đạt đỉnh 100% là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại. Một số hạn chế lớn nhất của bất động sản là nguồn vốn phải đủ to và tính thanh khoản khá kém. Tình hình thị trường không ổn định thì vốn của trader đóng băng trong đó là điều khó tránh khỏi.

Nếu so với Copy trade thì rõ ràng, Copy trade có tính thanh khoản cao hơn với số vốn bỏ ra không cần khủng như bất động sản. Đây vẫn là một lựa chọn không tệ cho phân khúc trung lưu của xã hội.

3. Copy trading So với đầu tư vào chứng khoán

Thật sự nếu so với chứng khoán thì cũng không có gì nhiều để phân tích, do suy cho cùng 2 ông, copy trade ngoại hối và chứng khoán cũng là anh chị em bạn dì.

Phần đông những ai tâm lý muốn đầu tư chứng khoán lâu dài và căn bản, sau một thời gian, cũng chuyển hướng sang trading chủ động và quay lại cái vòng luân hồi đốt tài khoản. Điều mà không khác ngoại hối là mấy. Chưa kể những thời kỳ khủng hoảng như những năm 2007 2008, chắc ai có đầu tư thời bấy giờ cũng hiểu được cơn đau đấy.

Cho nên tương tự ngoại hối, khi so Copy trade với chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ đỡ được thời gian và công sức bỏ ra để truy cầu kiến thức, kinh nghiệm.

Ưu điểm của Copy trade

  • Ưu điểm chính của Copy trade là cơ hội kiếm tiền từ thị trường tài chính với kiến ​​thức giao dịch hạn chế. Khi các nhà giao dịch mới đạt được lợi nhuận, họ trở nên tự tin hơn và được truyền cảm hứng để nâng cao kiến ​​thức giao dịch hơn nữa, vì họ hiểu rằng thực sự có thể có một sự nghiệp giao dịch thành công.
  • Thông tin minh bạch, được công bố rõ ràng trên các social trading cho follower chọn
  • Tiết kiệm thời gian: Copy trade giải phóng thời gian cho cả trader mới và trader đã có kinh nghiệm. Ngay cả các nhà đầu tư với lịch làm việc bận rộn cũng có thể kiếm được trên thị trường mà không phải theo dõi thị trường cả ngày
  • Ta có thể lựa chọn trader phù hợp với sở thích giao dịch cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của bạn
  • Sẽ trở thành thu nhập thụ động nếu tìm được người giao dịch tốt

Hạn chế của Copy trade

Cũng như bao hình thức giao dịch khác, rủi ro là điều không thể tránh khỏi khi tham gia social trading và copy trading.

1. Hạn chế 1: vốn vẫn chịu rủi ro

Không gì thay đổi được sự thật rằng việc giao dịch là một việc rủi ro cao. Trader phải hiểu rằng cũng giống như việc ta tự giao dịch mỗi ngày vậy. Số vốn của trader vẫn phải gánh chịu rủi ro, có khả năng rằng ta bỏ ra $5000 tiền vốn và mất sạch số tiền này.

Lợi nhuận mà Copy trade mang lại vẫn mang tính biến động. Có khi sau một đêm lợi nhuận tăng lên hàng chục phần trăm và ngược lại, việc giảm sút tài khoản cũng tương tự như vậy. Nếu như trader không chấp nhận được rủi ro thì nên phải cân nhắc kĩ về điều này.

2. Hạn chế 2: Chọn mặt gửi vàng không hề dễ

Có hàng trăm hàng ngàn nhà giao dịch cho bạn lựa chọn. Nhưng để chọn lựa được một nhà giao dịch có thể mang lại một lợi nhuận tốt đều đặn thì không hề đơn giản. Ta cần xem xét những gì họ đang giao dịch: sản phẩm giao dịch, quá trình và chiến lược của họ.

Các nền tảng social trading luôn khuyến khích các trader và nhà đầu tư giao tiếp với nhau. Dù cho ta có thấy họ tài giỏi hay tử tế thế nào thì hãy nên ghi nhớ rằng (1) các trader kiếm được hoa hồng khi cho phép ta sao chép theo họ, và (2) lợi ích của nhà đầu tư có thể không phải là sự quan tâm cao nhất của họ.

Trader chuyên nghiệp mà ta đang sao chép không phải là nhà tư vấn tài chính cá nhân của ta, cho nến họ có thể ra những quyết định rủi ro cao và đồng thời đặt tài khoản của ta vào tình thế tương tự.

Bên dưới sẽ có phần hướng dẫn thêm cách trader làm sao chọn ra được người gửi gắm cho tốt.

3. Hạn chế 3: Phải biết cách cân xứng tỷ lệ tài khoản sao chép

Đây không hẳn là 1 hạn chế mà giống như một bước bắt buộc mà trader phải tìm hiểu nếu muốn tối ưu được lợi nhuận của mình với Copy trade, cũng như là bảo vệ vốn.

Đa số các kênh social trading sẽ cho phép ta được tùy chỉnh giao dịch theo tỷ lệ tài khoản so với trader mà ta đang copy trade. Nếu cài đặt tỷ lệ giao dịch là 10%, thì nghĩa là ta chỉ copy trade khối lượng giao dịch bằng 10% của trader ta đang chọn. Ví dụ như trader của ta đặt lệnh mua 10,000 đôla vàng thì lệnh mua của ta là 1,000 đôla vàng.

Một người mới bắt đầu không bao giờ nên copy trade mà không thiết lập tỷ lệ tài khoản một cách cẩn thận.

Trader có kinh nghiệm luôn có những lý do cụ thể để vào những lệnh khác nhau với khối lượng khác nhau. Hãy nhớ, nguyên nhân là ta đang sao chép họ là vì có thể chúng ta chưa hiểu hết được tất cả những lý do này.

Vì vậy, muốn copy trade thì tốt nhất hãy copy trade một cách an toàn.

Hướng dẫn 11 cách lựa chọn trader để copy trade sao cho chuẩn

1/ Tìm kiếm các signal provider – trader có lịch sử giao dịch trên sàn đó ít nhất 12 tháng

Trừ khi ta gặp trực tiếp hoặc biết rõ người đó ngoài đời, vì thực tế có những người giao dịch 10 năm nhưng tài khoản chuyên đánh để cho người khác Follow thì mới chỉ được vài tháng, nhưng đó có khi mới lại là nhà giao dịch mà chúng ta nên Follow. Nếu không thì tốt nhất là hồ sơ giao dịch càng dài càng tốt, vì điều này cho phép ta đánh giá năng lực của Trader đó sống tốt trong mọi điều kiện khó khăn của thị trường.

2/ Tìm kiếm signal provider – trader cho kết quả tương đối ổn định đều đặn theo thời gian.

Ví dụ: Trader A lợi nhuận 3% (hoặc 200 pips)/1 tháng tương đối ổn định trong suốt 12 tháng so với Trader B tạo chiến thắng 10% (hoặc 600 pips)/1 tháng trong 6 tháng và 6 tháng khác thì mất 7% (hoặc 200 pips)/1 tháng thì chúng ta nên chọn Trader A. Khi ta nhìn vào các biểu đồ lịch sử trading, tính nhất quán được thể hiện bằng biểu đồ tăng dần lên. Còn đồ thị mà có nhiều gai không đều là dấu hiệu của các trader không ổn định trong giao dịch.

3/ Hãy nhìn vào số lượng người đang Follow theo signal provider – trader

Càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ta không nên sử dụng điều này như là yếu tố quan trọng duy nhất. Vì trong 1 số trường hợp đặc biệt, vẫn có thể bỏ qua yếu tố này.

4/ Signal provider – trader có vì hoa hồng mà sẵn sàng mạo hiểm tiền của những người Follow hay không?

Nếu quan sát, ở những thời điểm giao dịch khó khăn mà trader nhất quyết không giao dịch thì đó là trader tốt.Có những trader 1 tuần đánh 10 lệnh và cả 10 lệnh đều thắng nhưng có khi suốt 2 tuần không thấy trader đó vào lệnh nào vì suốt 2 tuần đó rất khó giao dịch, và khả năng chắc thắng không cao. Đây là 1 tiêu chí khó để đánh giá và đòi hỏi sự tinh ý.

5/ Nhìn vào chiến lược giao dịch và mô tả trong hồ sơ của signal provider – trader.

Có một chiến lược rõ ràng hay không? Sử dụng tín hiệu giao dịch tự động hay liệu họ đang giao dịch thủ công? Nếu 1 trader đang sử dụng hệ thống bot và chiến lược tự động, hãy thử xác định xem họ có đang giám sát hệ thống bot đó tốt hay không và sẽ thực hiện các can thiệp thủ công nếu điều kiện thị trường khắc nghiệt nhất định xảy ra.

Không có hệ thống bot tự động nào là hoàn hảo và bot chỉ dựa trên các dữ kiện lịch sử để giao dịch. Do đó, không ai có thể dự đoán một hệ thống bot có thể hoạt động tốt như thế nào trong điều kiện tương lai, nhưng các traders chuyên nghiệp sẽ biết khi nào nên điều chỉnh thủ công.

6/ Signal provider – trader có quan điểm thiết lập Stop loss hay không?

Đặt stop loss được sử dụng để quản lý rủi ro của giao dịch (tức là số tiền mất tối đa cho 1 giao dịch). Khoảng cách của các mức Stop loss cho phép xác định mức độ rủi ro. Không có stop loss có nghĩa là rủi ro không giới hạn. Cân nhắc thật kỹ nếu muốn follow một trader không có quan điểm này.

7/ Nhìn vào tỷ lệ chiến thắng của signal provider – trader đó.

Điểm này không cần bàn cãi.

8/ Nhìn vào tần suất signal provider – trader tương tác với những người theo dõi họ

1 trader thường xuyên cập nhật cho ta chiến lược và quan điểm thị trường của họ thì có nhiều khả năng trader đó rất chăm theo sát thị trường, và có thể phản ứng, điều chỉnh chiến lược của họ nhanh chóng khi điều kiện thị trường mới thay đổi.

9/ Nhìn cách signal provider – trader hành xử trong và sau khi có một chuỗi lệnh thua

Khi giao dịch trên 1 chuỗi lệnh thắng thì khá dễ dàng. Tuy nhiên, không ai có thể luôn dự đoán chính xác thị trường, do đó, 1 chuỗi thua của trader có thể sẽ xảy ra ở bất cứ lúc nào. Đây là lúc mà trader tốt thể hiện phẩm chất quan trọng nhất của họ.

Liệu họ có bị hoảng loạn thay đổi hệ thống giao dịch hay sẽ giữ bình tĩnh? Trader có dấu hiệu theo đuổi các khoản lỗ của mình không (ví dụ như giao dịch thường xuyên hơn nhằm cố gắng nhanh chóng giành lại các khoản thua lỗ), hoặc họ có tuân thủ đúng các nguyên tắc và hệ thống đã thử nghiệm mà mình đã đặt ta?

An illustration depicting an investor during a down stock market.

10/ Signal provider – trader có biết khi nào nên cắt lỗ.

Nếu 1 trader giao dịch kém và thay đổi phương pháp giao dịch quá liên tục và nhiều lần. Thôi thì nên nói lời từ biệt. Việc bỏ theo dõi các trader không thành công sẽ giúp ta giải phóng vốn để đầu tư vào các trader có tiềm năng hơn.

11/ Chọn signal provider – trader có phong cách ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn?

Mỗi trader hay nhà đầu tư đều có sở thích đánh các khung thời gian giao dịch khác nhau. Có một số người không muốn mở quá nhiều lệnh do nó liên quan đến phí giao dịch. Một số khác lại không muốn tiền của mình kẹt trong các lệnh, họ muốn thấy tiền về nhanh nên thực hiện giao dịch liên tục trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, hãy lựa chọn trader có phong cách giao dịch khung thời gian phù hợp với mong muốn của chính bản thân chúng ta

➜ Mở Tài Khoản Giao Dịch Miễn Phí Với HFM ( Hot Forex ) Ngay Bây Giờ

About Author

CoinVN 98

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *